Bước tới nội dung

Cúp bóng đá châu Á 2007

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Cúp bóng đá châu Á 2007
2007 AFC Asian Cup - Indonesia/Malaysia/Thailand/Vietnam
Piala Asia 2007 (tiếng Indonesia, tiếng Mã Lai)
เอเชียนคัพ 2007 (tiếng Thái)
Cúp bóng đá châu Á 2007 (tiếng Việt)
Biểu trưng chính thức của giải đấu
Chi tiết giải đấu
Nước chủ nhàIndonesia
Malaysia
Thái Lan
Việt Nam
Thời gian7 – 29 tháng 7
Số đội16 (từ 1 liên đoàn)
Địa điểm thi đấu8 (tại 7 thành phố chủ nhà)
Vị trí chung cuộc
Vô địch Iraq (lần thứ 1)
Á quân Ả Rập Xê Út
Hạng ba Hàn Quốc
Hạng tư Nhật Bản
Thống kê giải đấu
Số trận đấu32
Số bàn thắng84 (2,63 bàn/trận)
Số khán giả724.222 (22.632 khán giả/trận)
Vua phá lướiIraq Younis Mahmoud
Ả Rập Xê Út Yasser Al-Qahtani
Nhật Bản Takahara Naohiro
(4 bàn)
Cầu thủ
xuất sắc nhất
Iraq Younis Mahmoud
2004
2011
Bảng lễ khai mạc ở Thái Lan

Cúp bóng đá châu Á 2007 (AFC Asian Cup 2007) là lần tổ chức thứ 14 của Cúp bóng đá châu Á, được đồng tổ chức tại 4 quốc gia Đông Nam Á gồm Indonesia, Malaysia, Thái LanViệt Nam từ ngày 7 tháng 7 đến 29 tháng 7 năm 2007.

Iraq có chức vô địch Cúp bóng đá châu Á đầu tiên sau khi đánh bại đội tuyển vô địch ba lần Ả Rập Xê Út 1–0 ở trận chung kết. Với tư cách là đội vô địch, Iraq đại diện AFC ở Cúp Liên đoàn các châu lục 2009.

Ước tính đã có khoảng 650 triệu khán giả truyền hình trên toàn thế giới theo dõi AFC Asian Cup 2007.[1]

Úc tham dự lần đầu tiên kể từ khi chuyển qua AFC từ OFC. Úc cũng là đội tuyển đầu tiên của giải đấu ngoài các quốc gia đồng chủ nhà giành quyền tham dự Cúp châu Á 2007.

Bối cảnh

[sửa | sửa mã nguồn]

Trước năm 2007 và 4 năm một lần, AFC thường tổ chức giải đấu cấp châu lục từ năm 1956 cho đến Trung Quốc năm 2004. Với Thế vận hội Olympic mùa hèGiải vô địch bóng đá châu Âu cũng được tổ chức cùng năm với Asian Cup, AFC đã thay đổi thông lệ của họ. Từ năm 2007, AFC quyết định tổ chức giải đấu cấp châu lục sớm hơn một năm, và cứ sau bốn năm kể từ đó.

Chọn nuớc chủ nhà

[sửa | sửa mã nguồn]

Chủ tịch AFC lúc đó là Mohammed Bin Hammam đã đề xuất và trình bày động thái có bốn quốc gia đăng cai tổ chức Asian Cup 2007. Quyền đăng cai được trao cho 4 quốc gia Đông Nam Á là: Indonesia, Malaysia,Thái Lan và Việt Nam. Tuy nhiên, sau đó ông đã hối hận về quyết định này và gọi đó là "sai lầm" của mình, do những khó khăn về tài chính và hậu cần trong việc tổ chức một sự kiện xuyên suốt 4 quốc gia. Ông nói rằng: "Thật khó khăn cho [ủy ban điều hành] vì họ phải có bốn ban tổ chức, bốn trung tâm truyền thông và cũng có những cân nhắc về tài chính." Ông cũng tiết lộ rằng "[ông sẽ] chắc chắn [không] làm điều đó [một lần nữa]", nếu được chọn lại.

Tháng 6 năm 2005, AFC cảnh báo Thái Lan cần cải thiện cơ sở vật chất trước năm 2007, nếu không sẽ bị loại bỏ, có thể bị thay thế bằng Singapore. Vào ngày 12 tháng 8 cùng năm, AFC xác nhận rằng Thái Lan sẽ là đồng chủ nhà của Asian Cup 2007.[2] Tuy nhiên, vào tháng 10 năm 2006, Thái Lan một lần nữa được cảnh báo phải cải thiện cơ sở vật chất của mình trong 90 ngày.[3]

Địa điểm

[sửa | sửa mã nguồn]
Indonesia Jakarta Indonesia Palembang Malaysia Kuala Lumpur Malaysia Shah Alam
Sân vận động Gelora Bung Karno Sân vận động Gelora Sriwijaya Sân vận động Quốc gia Bukit Jalil Sân vận động Shah Alam
Sức chứa: 88.083 Sức chứa: 30.000 Sức chứa: 87.411 Sức chứa: 80.372
Indonesia Malaysia
Thái Lan Băng Cốc Thái Lan Việt Nam Việt Nam Hà Nội
Sân vận động Rajamangala Sân vận động Quốc gia Mỹ Đình
Sức chứa: 49.722 Sức chứa: 40.192
Thái Lan Băng Cốc Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh
Sân vận động Supachalasai Sân vận động Quân khu 7
Sức chứa: 19.793 Sức chứa: 25.000

Vòng loại

[sửa | sửa mã nguồn]

Vòng loại Cúp bóng đá châu Á 2007 diễn ra từ ngày 22 tháng 2 đến ngày 15 tháng 11 năm 2006. Lần đầu tiên, đội đương kim vô địch (đội tuyển quốc gia Nhật Bản) phải dự vòng loại để giành vé tham dự vòng chung kết. 24 đội bóng chia làm sáu bảng, chọn ra hai đội nhất nhì mỗi bảng, cùng với đội tuyển của 4 nước chủ nhà, sẽ tham dự vòng chung kết.

Bài hát chính thức

[sửa | sửa mã nguồn]

Bài hát chính thức của giải này là "I Believe" được trình bày bởi ca sĩ người Thái Lan Tata Young[4]. Bài hát cổ động chính thức của giải là "Chơi hết mình" do ca sĩ Việt Nam Kim sáng tác và biểu diễn.

Trọng tài

[sửa | sửa mã nguồn]

16 trọng tài và 24 trợ lý trọng tài đã được tuyển chọn sau vòng kiểm tra tại Kuala Lumpur, Malaysia, trong đó có một trọng tài và hai trợ lý trọng tài đến từ Liên đoàn bóng đá châu Phi.

Thay Singapore Shamsul Maidin bị chấn thương[5].

Hạt giống

[sửa | sửa mã nguồn]

Việc chọn hạt giống để bốc thăm chia bảng tại vòng chung kết dựa vào vị trí của các đội tại bảng xếp hạng của FIFA tháng 10 năm 2006, cũng như thành tích tại các kỳ Cúp bóng đá châu Á trước. Nó đảm bảo việc các đội mạnh tránh phải gặp nhau ngay từ vòng ngoài[6]. Bốn đội hạt giống được công bố vào ngày 19 tháng 12 năm 2006. Nhóm 4 là nhóm của các đội hạt giống. Nhóm 1 là nhóm các đội đồng chủ nhà.

Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm 4
 Indonesia
 Malaysia
 Thái Lan
 Việt Nam
 Trung Quốc
 Iraq
 UAE
 Bahrain
 Qatar
 Uzbekistan
 Ả Rập Xê Út
 Oman
 Úc
 Iran
 Nhật Bản
 Hàn Quốc

Lễ bốc thăm diễn ra vào ngày 19 tháng 12 năm 2006, tại trung tâm Kuala Lumpur Convention Centre.

Danh sách cầu thủ tham dự giải

[sửa | sửa mã nguồn]

Vòng chung kết

[sửa | sửa mã nguồn]

Vòng bảng

[sửa | sửa mã nguồn]
Chú thích bảng
Đội nhất và nhì bảng giành quyền vào tứ kết
Đội Tr
T
H
B
BT
BB
HS
Đ
 Iraq 3 1 2 0 4 2 +2 5
 Úc 3 1 1 1 6 4 +2 4
 Thái Lan 3 1 1 1 3 5 −2 4
 Oman 3 0 2 1 1 3 −2 2

Tóm tắt các trận đấu

Thái Lan 1–1 Iraq
Suksomkit  6' (ph.đ.) Chi tiết Younis Mahmoud  32'
Úc 1–1 Oman
Cahill  90+1' Chi tiết Al-Maimani  32'

Oman 0–2 Thái Lan
Chi tiết Thonkanya  70'78'
Úc 1–3 Iraq
Viduka  47' Chi tiết Nashat Akram  22'
Hawar Mohammed  60'
Karrar Jassim  86'
Khán giả: 6.000
Trọng tài: Jasim Karim (Bahrain)

Thái Lan 0–4 Úc
Beauchamp  21'
Viduka  80'83'
Kewell  90'
Oman 0–0 Iraq
Chi tiết
Đội Tr
T
H
B
BT
BB
HS
Đ
 Nhật Bản 3 2 1 0 8 3 +5 7
 Việt Nam 3 1 1 1 4 5 −1 4
 UAE 3 1 0 2 3 6 −3 3
 Qatar 3 0 2 1 3 4 −1 2

Tóm tắt các trận đấu

Việt Nam 2–0 UAE
Quang Thanh  63'
Công Vinh  73'
Chi tiết
Nhật Bản 1–1 Qatar
Takahara  61' Soria  88'

Qatar 1–1 Việt Nam
Soria  79' Chi tiết Thanh Bình  32'
UAE 1–3 Nhật Bản
Al-Kass  66' Chi tiết Takahara  22'27'
Nakamura  42' (ph.đ.)

Việt Nam 1–4 Nhật Bản
Suzuki  7' (l.n.) Chi tiết Maki  12'59'
Endō  31'
Nakamura  53'
Qatar 1–2 UAE
Soria  42' (ph.đ.) Chi tiết Al-Kass  60'
Khalil  90+4'
Đội Tr
T
H
B
BT
BB
HS
Đ
 Iran 3 2 1 0 6 3 +3 7
 Uzbekistan 3 2 0 1 9 2 +7 6
 Trung Quốc 3 1 1 1 7 6 +1 4
 Malaysia 3 0 0 3 1 12 −11 0

Tóm tắt các trận đấu

Malaysia 1–5 Trung Quốc
Mahayuddin  74' Chi tiết Hàn Bằng  15'55'
Thiệu Giai Nhất  36'
Vương Đống  51'90+3'
Iran 2–1 Uzbekistan
Hosseini  55'
Kazemian  78'
Chi tiết Rezaei  16' (l.n.)

Uzbekistan 5–0 Malaysia
Shatskikh  10'89'
Kapadze  30'
Bakayev  45+2' (ph.đ.)
Ibrahimov  85'
Chi tiết

Malaysia 0–2 Iran
Chi tiết Nekounam  29' (ph.đ.)
Teymourian  77'
Uzbekistan 3–0 Trung Quốc
Shatskikh  72'
Kapadze  86'
Geynrikh  90+4'
Chi tiết
Đội Tr
T
H
B
BT
BB
HS
Đ
 Ả Rập Xê Út 3 2 1 0 7 2 +5 7
 Hàn Quốc 3 1 1 1 3 3 0 4
 Indonesia 3 1 0 2 3 4 −1 3
 Bahrain 3 1 0 2 3 7 −4 3

Tóm tắt các trận đấu

Indonesia 2–1 Bahrain
Sudarsono  14'
Pamungkas  64'
Chi tiết Mahmood  27'

Ả Rập Xê Út 2–1 Indonesia
Y. Al-Qahtani  12'
Al-Harthi  90+3'
Chi tiết Aiboy  17'
Bahrain 2–1 Hàn Quốc
Isa  43'
Abdul-Latif  85'
Chi tiết Kim Do-Heon  4'

Indonesia 0–1 Hàn Quốc
Chi tiết Kim Jung-Woo  34'
Khán giả: 88.000
Trọng tài: Mark Shield (Úc)

Vong đấu loại trực tiếp

[sửa | sửa mã nguồn]
Tứ kết Bán kết Chung kết
                   
21 tháng 7 – Bangkok        
  Việt Nam  0
25 tháng 7 – Jakarta
  Iraq  2  
  Iraq (p)  0 (4)
22 tháng 7 – Kuala Lumpur
      Hàn Quốc  0 (3)  
  Iran  0 (2)
29 tháng 7 – Jakarta
  Hàn Quốc (p)  0 (4)  
  Iraq  1
21 tháng 7 – Hà Nội    
    Ả Rập Xê Út  0
  Nhật Bản (p)  1 (4)
25 tháng 7 – Hà Nội
  Úc  1 (3)  
  Nhật Bản  2 Tranh hạng ba
22 tháng 7 – Jakarta
      Ả Rập Xê Út  3   28 tháng 7 – Palembang
  Ả Rập Xê Út  2
  Hàn Quốc (p)  0 (6)
  Uzbekistan  1  
  Nhật Bản  0 (5)
 

Tứ kết

[sửa | sửa mã nguồn]

Iraq 2–0 Việt Nam
Younis Mahmoud  2'65'


Bán kết

[sửa | sửa mã nguồn]

Nhật Bản 2–3 Ả Rập Xê Út
Nakazawa  37'
Abe  53'
Y. Al-Qahtani  35'
Mouath  47'57'

Tranh hạng ba

[sửa | sửa mã nguồn]

Chung kết

[sửa | sửa mã nguồn]
Iraq 1–0 Ả Rập Xê Út
Younis Mahmoud  71'

Bảng xếp hạng giải đấu

[sửa | sửa mã nguồn]
XH Đội Bg Tr T H B BT BB HS Đ.
1  Iraq 6 3 3 0 11 5 +6 22
2  Ả Rập Xê Út 6 5 1 0 12 6 +6 13
3  Hàn Quốc 6 3 1 2 16 11 +5 8
4  Nhật Bản 6 3 2 1 11 7 +4 9
Bị loại ở tứ kết
5  Iran 4 2 1 1 8 6 +5 8
6  Uzbekistan 4 2 0 2 10 4 +3 6
7  Úc 4 1 1 2 11 10 +1 4
8  Việt Nam (H) 4 1 1 2 5 7 -2 4
Bị loại ở vòng bảng
9  Trung Quốc 3 1 1 1 8 6 +2 4
10  Thái Lan (H) 3 1 1 1 3 5 -2 4
11  Indonesia (H) 3 1 0 2 3 4 -1 3
12  UAE 3 1 0 2 3 6 -3 3
13  Bahrain 3 1 0 2 3 6 -3 3
14  Qatar 3 0 2 1 3 4 -1 2
15  Oman 3 0 2 1 1 5 -4 2
16  Malaysia (H) 3 0 0 3 1 12 -11 0

Giải thưởng

[sửa | sửa mã nguồn]

Vua phá lưới

[sửa | sửa mã nguồn]

Cầu thủ xuất sắc nhất

[sửa | sửa mã nguồn]

Đội đoạt giải phong cách

[sửa | sửa mã nguồn]

Cầu thủ ghi bàn

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Cities fight for Asian Cup motza”. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 9 năm 2010. Truy cập ngày 18 tháng 4 năm 2011.
  2. ^ “Thailand confirmed as AFC Asian Cup 2007 co-host”. AFC. 12 tháng 8 năm 2005. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 10 năm 2007.
  3. ^ “Thailand handed 90-day Asian Cup reprieve”. The Guardian. 17 tháng 10 năm 2006. Bản gốc lưu trữ 17 Tháng Một năm 2010. Truy cập 25 tháng Mười năm 2006.
  4. ^ “SI believe⬝ - bài hát chính thức của Asian cup 2007”. Vietnam Football Federation. 25 tháng 6 năm 2007. Truy cập ngày 9 tháng 6 năm 2018.
  5. ^ “Referee Maidin ruled out through injury”. AFC. ngày 26 tháng 6 năm 2007. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 7 năm 2007. Truy cập ngày 6 tháng 7 năm 2007.
  6. ^ “Bảng xếp hạng các đội để phân nhóm bốc thăm chia bảng tại vòng chung kết”. AFC. ngày 19 tháng 12 năm 2006. Truy cập ngày 19 tháng 12 năm 2006.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]